Quy định diện tích tối thiểu tách thửa đất tại Tiền Giang hiện nay

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, việc tách thửa đối với các loại đất hiện đang được thực hiện theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Tiền Giang sửa đổi Quyết định 08/2020. Vậy quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Tiền Giang như thế nào?

Quy định điều kiện tách thửa tại tỉnh Tiền Giang mới nhất hiện nay áp dụng cho các địa phương trong tỉnh bao gồm thành phố Mỹ Tho, 2 thị xã Cai Lậy, Gò Công và 8 huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Tân Phước.

Theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND của UBND Tiền Giang ngày 31/7/2021 sửa đổi bổ sung một phần cho Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 04/05/2020. Quy định cụ thể như sau:

Diện tích tách thửa tối thiểu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là bao nhiêu?

Diện tích tách thửa tối thiểu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là bao nhiêu? Hình minh họa

Điều kiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

– Thửa đất đã được cấp sổ đỏ/sổ hồng, thửa đất không có tranh chấp (không bị khiếu nại, khiếu kiện hành chính/dân sự), trong thời hạn sử dụng đất và quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

– Thửa đất được hình thành mới sau khi tách phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định của UBND tỉnh Tiền Giang.

– Thửa đất ở không thuộc các trường hợp không được phép tách thửa.

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Tiền Giang

– Đối với đất ở

Tùy theo vị trí của thửa đất, việc tách thửa đất ở phải đảm bảo diện tích tối thiểu và kích thước như sau:

+ Tại các phường thuộc các thị xã và Tp. Mỹ Tho: 40m2

+ Tại mặt tiền đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thuộc địa bàn các huyện, thành, thị; Tại mặt tiền đường cao tốc, đường dẫn cao tốc, tuyến tránh quốc lộ và tỉnh lộ thuộc địa bàn tỉnh; tại các thị trấn thuộc huyện, các xã thuộc các thị xã và TP Mỹ Tho: 50m2

+ Tại các vị trí còn lại của các xã thuộc huyện: 100m2

Đối với thửa đất giáp đường giao thông (đường bộ) kể cả thửa đất mặt tiền đường có kênh công cộng phía trước song song với đường thì ngoài diện tích đất tối thiểu theo quy định tại 03 vị trí nêu trên, thửa đất ở mới được hình thành và thửa đất ở còn lại phải có chiều ngang mặt tiền từ 4m trở lên.

Riêng trường hợp thửa đất ở có vị trí mặt tiền đường cao tốc (bên không có đường gom dân sinh) thì không áp dụng chiều ngang mặt tiền từ 4m trở lên.

– Đối với đất nông nghiệp

Tùy theo vị trí của thửa đất, việc tách thửa đất nông nghiệp phải đảm bảo diện tích tối thiểu và kích thước như sau:

Quy định diện tích tối thiểu tách thửa đất tại Tiền Giang hiện nay

Việc xác định thửa đất thuộc khu vực quy hoạch có đất phi nông nghiệp, thửa đất thuộc khu vực chỉ quy hoạch đất nông nghiệp dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với thửa đất giáp đường giao thông (đường bộ), kể cả thửa đất mặt tiền đường có kênh công cộng phía trước song song với đường thì ngoài diện tích đất tối thiểu theo quy định tại 3 vị trí nêu trên, thửa đất nông nghiệp mới được hình thành và thửa đất nông nghiệp còn lại phải có chiều ngang mặt tiền từ 4m trở lên.

Riêng trường hợp thửa đất nông nghiệp có vị trí mặt tiền đường cao tốc (bên không có đường gom dân sinh) thì không áp dụng chiều ngang mặt tiền từ 4m trở lên”.

– Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

Việc tách thửa đất được căn cứ cụ thể vào dự án, phương án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp khác liên quan đến tách thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở đối với tổ chức thì phải có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh;

Những trường hợp không được tách thửa

– Không đảm bảo các điều kiện diện tích tối thiểu được phép tách thửa

– Thửa đất đã có quyết định thu hồi đất, thông báo thu hồi đất thể hiện bằng văn bản của cấp có thẩm quyền.

– Thửa đất đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết; thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan có thẩm quyền kê biên để thực hiện quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án.

– Khu vực bảo tồn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt danh mục phải bảo tồn theo Quy định pháp luật.

– Thửa đất thuộc dự án nhà ở, khu dân cư, tái định cư và khu đô thị mới thực hiện theo quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp quy hoạch này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh thì việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đã điều chỉnh đó.

– Tách thửa có tính chất phân lô, bán nền (có hình thành đường giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác) không đúng quy định pháp luật.

Thủ tục tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Để thực hiện thủ tục tách thửa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang người có nhu cầu tách thửa đất cần thực hiện theo trình tự thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ để làm thủ tục tách thửa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang gồm những giấy tờ sau theo quy định tại Khoản 11 điều 9 thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 điều 2 thông tư 09/2021/TT-BTNMT:

– Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK ;

– Bản gốc giấy những nhận quyền sử dụng đất hoặc bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng);

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người có nhu cầu tách thửa có thể nộp hồ sơ tách thửa theo một trong 2 phương án sau:

– Phương án 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình , cá nhân có cầu;

– Phương án 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện (hoặc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương với địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy định của UBND tỉnh. Đối với địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có thửa đất hoặc nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đát cấp huyện nếu chưa tổ chức chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Về thời hạn giải quyết : không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhận được hồ sơ, hồ sơ đầy đủ , hợp lệ, với những vùng xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian giải quyết sẽ không quá 25 ngày.

Về thời hạn trả kết quả: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết thì phải trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Có thể bạn quan tâm