NHỮNG RỦI RO KHI MUA NHÀ QUA VI BẰNG

 

Hiện nay, tình trạng mua đất bằng vi bằng diễn ra rầm rộ. Nhiều căn nhà với diện tích không đủ để tách sổ, đứng chung một sổ đỏ, chung số nhà. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về hình thức lập vi bằng mà người bán vẽ ra viễn tưởng tượng tươi đẹp như pháp lý đầy đủ, giá rẻ, đứng tên chung trên sổ đỏ,… Việc giao dịch nhà đất bằng hình thức vi bằng mang lại rủi ro gì?.
Người mua cho rằng vi bằng được lập là cơ sở pháp lý để xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ý nghĩ này là hoàn toàn sai lầm vì việc lập vi bằng dễ gây nhầm lẫn giữa việc ghi nhận sự kiện và ghi nhận nội dung mua bán đất. Người mua hiểu sai về giá trị pháp lý của vi bằng nên dễ mắc bẫy của của người bán. Vậy vi bằng là gì?. Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các mối quan hệ pháp lý khác.
Thực tế cho thấy nhiều căn nhà không đủ điều kiện giao dịch nhưng đánh vào tâm lý người mua đang có nhu cầu và việc lầm tưởng vi bằng có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, việc mua bán nhà qua hình thức này có thể khiến người mua bị chính quyền cưỡng chế, thậm chí có thể mất trắng vì không hợp pháp.
Thứ nhất: cần lưu ý rằng giá trị của các vi bằng chỉ là ghi nhận hành vi làm chứng cứ chứng minh giao nhận tiền nhà chứ không phải là thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản. Tức là không có cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua.
Trong mua bán nhà đất qua vi bằng ghi rõ: “ Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan.” Văn bản này chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận việc giao nhận tiền chứ không chứng thực người mua có quyền sở hữu căn nhà. Do không có giá trị về mặt pháp lý nên người mua sẽ không có quyền sử dụng đối với phần tài sản đó. Nguời mua không xác nhận công chứng hợp pháp về tài sản, không được làm sổ đỏ và thậm chí không thể nhập hộ khẩu.
Thứ hai: Nhà đang thế chấp vẫn rao bán
Đã có nhiều trường hợp xảy ra khi BĐS đang thế chấp ngân hàng vẫn lập vi bằng để mua bán với cá nhân khác dưới hình thức viết tay. Khi có tranh chấp xảy ra thì vi bằng chỉ có giá trị khởi kiện người bán với tội danh lừa đảo chứ không chứng minh được người mua là chủ sở hữu BĐS. Việc khởi kiện tội danh lừa đảo cũng không lấy lại tiền do chủ nhà đã mất khả năng trả nợ.
Thứ ba: Một nhà bán nhiều người.
Vì trong mua bán nhà đất, vi bằng do thừa phát lại lập ghi nhận hành vi sự kiện giao nhận tiền của các bên liên quan. Nó không có giá trị pháp lý nên việc bán một căn nhà cho nhiều người là trường hợp có thể xảy ra.
Như vậy, khi giao dịch mua bán nhà đất, người dân không nên mua nhà dưới dạng vi bằng. Những hợp đồng mua bán thông qua thừa phát lại làm chứng bằng cách lập vi bằng chỉ có giá trị làm chứng tại Tòa nên không có giá trị pháp lý như hợp đồng chuyển nhượng. Khi có tranh chấp thì người mua có thể bị mất trắng.

Có thể bạn quan tâm